0983 11 33 87

Băng tải nên sử dụng hộp giảm tốc như nào?

Khỉ sản xuất một hệ thống băng tải, nhà sản xuất cần tính toán rất nhiều để tìm ra một phụ kiện hay động cơ ghép đôi phù hợp. Một hệ thống băng tải hoàn thành là sự kết hợp nhiều bộ phận khác nhau, cùng chúng tôi tìm hiểu ngay.

1. Hộp giảm tốc băng tải là gì ?


Chế tạo băng tải gồm rất nhiều bộ phận cấu thành: Dây băng tải, con lăn băng tải, nhôm định hình, trục quấn cáp,...Trong đó, hộp giảm tốc là một bộ phận không thể thiếu. Hộp giảm tốc là một thiết bị trung gian giữa động cơ điện và các động cơ điện của băng tải. Được sử dụng trong trường hợp cần điều chỉnh số vòng quay cố định khi động cơ không đáp ứng được yêu cầu đó.
 

2. Cấu tạo của hộp giảm tốc

cấu tạo động cơ giảm tốc
- Hệ thống bánh răng thẳng và nghiêng.
- Hộp giảm tốc gồm 2 đầu: 1 đầu được nối với động đầu, đầu còn lại hệ thống truyền động của băng tải.

Tham khảo thêm: Băng tải, Hệ thống băng tải, Băng tải công nghiệp
 

3. Nguyên lý hoạt động của hộp giảm tốc


Từ cấu tạo cơ bản của động cơ giảm tốc, chung ta đi tìm hiểu về nguyên lý hoạt động của hộp giảm tốc:

  • Một động cơ giảm tốc gồm nhiều hệ bánh răng thẳng và nghiêng hoạt động ăn khớp vào nhau theo tỷ số truyền, kết hợp với mô – men quay đã thiết kế để lấy ra số vòng quay yêu cầu.
  • Hộp giảm tốc dành cho băng tải không dùng hệ bắng răng vi sai hoặc bánh răng hành tính, nên kích thước sẻ nhỏ gọn, chịu được công suất làm việc lớn.
  • Tùy vào hệ thống băng tải mà nhà sản xuất sẻ lựa chọn, tính toán và lên kế hoạch sử dụng một hộp giảm tốc phù hợp.
     

4. Các loại hộp giảm tốc trong hệ thống băng tải


Mỗi băng tải khác nhau sẻ sử dụng một hộp giảm tốc khác nhau, cũng như hộp giảm tốc băng tải cong sẻ khác với giảm tốc của băng tải tự do, băng tải con lăn. Chúng ta cần chú ý tới các chỉ số sau:

Các loại động cơ giảm tốc sử dụng trong băng tải

Tư vấn thiết kế băng tải, hệ thống băng tải phù hợp với động cơ giảm tốc trên toàn quốc qua hotline 0966.966.032
  • Tỷ lệ truyền của hộp giảm tốc:
+ Giảm tốc một cấp
+ Giảm tốc 2 cấp.
  • Ngoài ra các nhà thiết kế băng tải còn quan tâm tới:
+ Hộp giảm tốc bánh răng trụ
+ Hộp giảm tốc bánh răng côn
+ Hộp giảm tốc băng răng - Trục vít,...
  • Hộp giảm tốc bánh răng: Ưu điểm vượt trội hơn về năng suất, dễ sử dụng, dễ dàng bảo dưỡng.
  • Hộp giảm tốc hành tinh: Mục đích sử dụng phong phú, có thể sử dụng băng tải trong môi trường cơ điện hoặc ẩm ướt.
  • Hộp giảm tốc cyclo: Tỷ số truyền khá cao, trong khi đó thiết kế nhỏ gọn.

Intech khuyên dùng khi chế tạo băng tải nên sử dụng hộp giảm tốc hai cấp kết hợp bộ truyền ngoài, tăng độ bền cho hệ thống băng tải hoạt động trong môi trường khắc nghiệt.
 

5. Trong băng tải thì hộp giảm tốc có vai trò gì?


- Hộp giảm tốc có vai trò kết nối động cơ điện với bộ phận khác, nhằm điều chỉnh tốc độ vận chuyển của băng tải sao cho phù hợp với tải trọng của động cơ.
- Thông thường động cơ hoạt động với tốc độ quay rất lớn, khi kết hợp vào hệ thống băng tải thì yêu cầu về tốc độ quay thấp hơn, thì vai trò giảm tốc cho động cơ đóng vai trò cấp thiết.
- Việc thiết kế động cơ có công suất nhỏ phù hợp với nhiều yêu cầu của khách hàng riêng lẻ, chi phí rất cao. Trong khi đó các động cơ có công suất lớn thì thiết kế khá nhỏ gọn, chi phí thấp thì việc sử dụng thêm hộp giảm tốc là một lựa chọn thông minh, mang tính kinh tế cho doanh nghiệp rất nhiều.
 

6. Các lưu ý khi vận hàng động cơ giảm tốc – Hộp giảm tốc.
 

  • Trước khi vận hàng hệ thống băng tải cần kiểm tra kỹ động cơ giảm tốc có hư hỏng hay rò rỉ gì không.
  • Cần khảo sát địa hình doanh nghiệp, mạch điện và dòng điện doanh nghiệp đang sử dụng để điều chỉnh động cơ phù hợp. Nguồn điện được cấp cho motor giảm tốc phải đúng như sơ đồ mạch điện đã thiết kế.
  • Motor giảm tốc phải được lắp đặt cố định và chắc chắn, không để motor rung lắc, lỏng lẻo khi vận hành.
  • Không được để motor chạy quá công suất nhà sản xuất.
  • Motor giảm tốc phải đặt ở vị trí khô ráo, chọn dây dẫn, ổ cắm điện phù hợp với công xuất động cơ
  • Đảm bảo lượng dầu bôi trơn đạt mức quy định của được cơ mới vận hành dây chuyền băng tải.
  • Kiểm tra thiết bị nối đất, thiết bị bảo vệ quá dòng, quá áp, bảo vệ mất pha phải đầy đủ - Chính xác.
  • Thay dầu nhớt cho động cơ, động cơ giảm tốc sau khoảng 500 giờ hoạt động đầu tiên sau khi lắp đặt, tiếp theo là 2500 giờ hoạt động kế tiếp.

Kết luận

Trên đây là những kiến thức về động cơ giảm tốcintech mong muốn chia sẻ cùng quý khách hàng. Hy vọng khách hàng có thể áp dụng được ngay để lựa chọn động cơ phù hợp cho hệ thống băng tải doanh nghiệp mình. Mọi thắc mắc cũng như góp ý liên hệ:
Công ty cổ phần kỹ thuật và công nghiệp Việt Nam - Intech Group
Địa chỉ: Lô 5+6, Khu công nghiệp Lai Xá, Xã, Kim Chung, Hoài Đức, Hà Nội
Hotline: 0966.966.032
Web đặt hàng: https://bangtai.net.vn/bang-tai-nen-su-dung-hop-giam-toc-nhu-nao/

Đọc tiếp:
1. Cách lựa chọn động cơ băng tải
2. Ưu điểm của motor động cơ băng tải

Tin tức khác